Skip to content

NOTE NGAY 15 LƯU Ý NÀY ĐỂ TỰ TIN “SỐNG KHỎE” CÙNG BỆNH TRÀO NGƯỢC

Theo trang web Medicalnewstoday, chỉ cần thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà, bạn sẽ kiểm soát chứng bệnh trào ngược dạ dày dễ dàng. Và sau đây là 16 cách đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.

1. Hạn chế thực phẩm gây trào ngược dạ dày

Theo Viện tiểu đường, bệnh tiêu hóa và thận Quốc gia (NIDDK) của Mỹ, một số thực phẩm có thể khiến triệu chứng trào ngược trầm trọng hơn

  • Socola
  • Đồ uống chứa cồn
  • Thực phẩm có tính axit: cà chua, trái cây họ cam quýt
  • Cà phê
  • Cây bạc hà
  • Đồ cay nóng, thực phẩm chiên rán…

Người bị trào ngược dạ dày cần tránh ăn thực phẩm gì?

2–5. Áp dụng nguyên tắc ĐÚNG – CHUẨN trong bữa ăn

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp thì cách ăn cũng có thể tạo ra sự khác biệt và cần thay đổi để cải thiện chứng bệnh trào ngược. Quỹ Quốc tế về rối loạn tiêu hóa chức năng (IFFGD) đã đưa ra một số lời khuyên về các thói quen ăn uống đối với người bệnh sau:

2. Ăn nhiều bữa nhỏ

Người bệnh trào ngược nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Những bữa ăn lớn sẽ làm dạ dày của bạn đầy ự. Điều này sẽ gây áp lực nhiều hơn lên cơ thắt thực quản dưới và khiến các triệu chứng bệnh trào ngược trầm trọng thêm.

Do đó, để ngăn chặn sự khởi phát của các triệu chứng trào ngược, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn là ăn một vài bữa lớn trong ngày. Tránh ăn quá no chỉ trong 1 bữa.

3. Ăn các bữa ăn lớn hơn sớm hơn

Ngay cả khi ăn nhẹ trước lúc ngủ cũng có thể khiến các triệu chứng trào ngược bùng phát vào ban đêm. Tình trạng này xảy ra là do sự thay đổi sang tư thế nằm trong khi cơ thể vẫn đang cố gắng tiêu hóa nốt thức ăn trong dạ dày.

Để tránh điều này, bạn có thể ăn bữa chính vào buổi trưa. Sau đó, thưởng thức các bữa ăn nhẹ với lượng thực phẩm ít hơn vào buổi tối. Bạn có thể thử ăn tối sớm hơn. Bằng cách này, cơ thể bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Bữa ăn cuối cùng trong ngày nên kết thúc trước khi ngủ 2-3 tiếng.

4. Ăn trong môi trường thoải mái

Để giúp cơ thể tiêu hóa tốt nhất, bạn cần đảm bảo rằng mình đang dùng bữa trong điều kiện thoải mái nhất. Bất kỳ căng thẳng nào đều có thể khiến các cơ căng lên, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh trào ngược.

5. Chỉ tập trung vào việc ăn uống trong bữa ăn

Điều này nghe thật lạ lùng nhưng thực tế rất nhiều người bệnh lại không thực hiện được! Hãy tránh để mình bị phân tâm trong bữa ăn! Không chỉ là việc xem tivi, sự phân tâm có thể bắt nguồn từ các yếu tố tác động khác như: chăm sóc trẻ nhỏ, vào bếp lấy đồ… Bởi chỉ khi tập trung ăn, bạn mới nhai kỹ, thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn và tiêu hóa tốt hơn.

6–8. Sau khi ăn, bạn cần làm gì?

Tư thế của bạn hoặc các hoạt động tham gia sau bữa ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Quỹ Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa Chức năng (IFFGD) cũng đưa ra một số gợi ý sau đây để giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trào ngược.

6. Ngồi thẳng

Bạn có biết trọng lực giúp kiểm soát trào ngược? Do đó, hãy cố gắng duy trì tư thế thẳng trong vài giờ sau bữa ăn. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ợ nóng do trào ngược dạ dày. Tránh nằm ngủ ngay sau bữa trưa!

7. Nâng cao đầu khi ngủ

Gối cao đầu giúp cải thiện triệu chứng trào ngược.

Nếu các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ghê cổ, buồn nôn… xảy ra khi bạn đang ngủ thì hãy cố gắng thay đổi tư thế ngủ để thực quản được nằm trên dạ dày. Cụ thể, bạn có thể lựa chọn 1 chiếc gối đầu cao hơn để khiến mình nằm cao hơn chút. Khi đó, thực quản sẽ nằm ở vị trí cao hơn dạ dày và chân.

8. Tránh một số hoạt động sau khi ăn

Bạn không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào sau bữa ăn. Điều này có thể khiến cơ bụng co lại và đẩy thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây chứng ợ nóng. Đặc biệt, bạn nên tránh công việc liên quan đến các động tác cúi người xuống như lau sàn nhà, nâng vật…

9. Ngừng hút thuốc lá

Khói thuốc lá khiến bệnh trào ngược nặng hơn.

Một nghiên cứu khoa học năm 2016 đã tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa hút thuốc lá và các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã yêu cầu những người bị trào ngược bỏ thuốc lá. Kết quả là các triệu chứng trào ngược đã giảm đáng kể sau khi họ bỏ thuốc lá. Vì vậy, khi đã mắc trào ngược thì bạn cần tránh xa khói thuốc lá!

10. Kiểm soát cân nặng của bạn

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày.

Một khảo sát năm 2014 ở Mỹ cho thấy trào ngược dạ dày ngày càng trở nên phổ biến tại đất nước này. Nguyên nhân chính dẫn tới xu hướng này được tìm ra là do sự gia tăng của căn bệnh béo phì. Do đó, việc kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý cũng sẽ là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người bệnh trào ngược cần thực hiện nay hôm nay!

11–13. Sử dụng thảo dược bổ sung

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc bổ sung các loại thảo dược hoặc sản phẩm thảo dược có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng của trào ngược.

11. Gừng

Gừng giúp giảm các triệu chứng trào ngược.

Một nghiên cứu năm 2014 đã khám phá tác dụng của gừng đối với trường hợp trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gừng giúp giảm triệu chứng trào ngược hiệu quả, an toàn. Lưu ý, đối với trẻ nhỏ, cần bổ sung gừng với liều lượng nhỏ hơn 5g mỗi ngày. Tuy nhiên, với trường hợp bị rối loạn chảy máu thì không sử dụng gừng bởi nó là môt chất làm loãng máu mạnh.

12. Cam thảo

Từ xa xưa, người ta đã dùng cam thảo để giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày. Nghiên cứu tại Mỹ năm 2014 cũng cho thấy loại thảo dược này giúp cải thiện các triệu chứng của người bệnh trào ngược. Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp không nên sử dụng cam thảo.

13-14. Tránh tạo áp lực lên bụng

Hiệp hội tiêu hóa Mỹ (AGA) lưu ý rằng: áp lực lên bụng có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày của bạn. Vậy bạn cần làm gì?

13. Không mặc quần áo chật

Để tránh gây áp lực lớn lên bụng, trước tiên, bạn cần không mặc quần áo bó sát. Bao gồm cả quần áo bó sát hàng ngày và các loại trang phục thiết kế để tạo hình cơ thể như quần gen bụng.

Người bệnh trào ngược không nên mặc quần áo bó sát.

14. Tránh các bài tập làm tăng áp lực lên bụng

Bạn cần tránh thực hiện một số bài tập như:

  • Bài tập gập bụng (bài tập Crunches)
  • Bài tập cơ bụng Sit-Up
  • Bài tập Leg Lifts

15. Thực hành các bài tập thở

Một khảo sát năm 2020 đánh giá tác động của các bài tập thở đối với người bị trào ngược cho thấy chúng giúp giảm triệu chứng của bệnh đáng kể. Đồng thời, các bài tập thở cũng làm giảm nhu cầu dùng thuốc ức chế axit và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Một ví dụ về bài tập thở giúp giảm triệu chứng trào ngược mang tên là thở bụng. Bạn có thể thực hiện bài tập này khi ngồi, đứng hoặc nằm theo các bước sau đây:

– Đặt một tay ngay dưới xương sườn và tay kia đặt trên ngực.

– Hít thở sâu bằng mũi. Bụng sẽ được nâng lên và đẩy tay lên. Tay kia vẫn giữ yên ở ngực.

– Thở ra càng chậm càng tốt. Mím chặt môi. Khi đã thở ra hết, có thể bỏ tay trên bụng xuống.

– Thực hiện lặp lại 3-10 lần.

Trên đây là 15 lưu ý mà bất kỳ ai bị trào ngược dạ dày cần ghi nhớ! Chỉ cần bạn tuân thủ đúng nguyên tắc ăn uống, sinh hoạt kết hợp dùng thảo dược để