Hỏi:
“3 tháng trước em đi nội soi, bác sĩ kết luận bị trào ngược dạ dày, còn họng và thực quản vẫn bình thường. 5 ngày gần đây, em bị khó nuốt khi ăn cơm. Vì sao trào ngược dạ dày lại gây khó nuốt vậy ạ?” (Mai Hoa, Kon Tum)
Trả lời:
Chào bạn,
Khi trào ngược xảy ra, acid dạ dày (HCl) tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc thực quản. Acid HCl có đặc tính ăn mòn mạnh nên sẽ gây tổn thương, phù nề, sưng tấy làm thu hẹp đường kính thực quản.
Ống thực quản nhỏ hơn khiến đường đi của thức ăn vào dạ dày trở nên khó khăn và gây nghẹn, khó nuốt.
Chứng nghẹn và khó nuốt do trào ngược dạ dày thực quản sẽ thường xuất hiện kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó thở, ợ hơi, ợ chua…
Nếu tình trạng khó nuốt kéo dài sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, sụt cân và mất nước. Thậm chí, bạn có thể mắc các biến chứng như viêm phổi hoặc nghẹt thở nếu như không được chữa trị kịp thời.
Vì vậy, khi nghi ngờ khó nuốt là do trào ngược, bạn cần đến khám tại các bệnh viện để biết rõ hơn tình trạng bệnh.
- Điều trị trào ngược dạ dày cần thực hiện đúng phác đồ, kết hợp thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt phù hợp.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị trào ngược để đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ.
Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng gọi tới Hotline: 1800 0097 (miễn phí) để được dược sĩ tư vấn hiệu quả.
Trân trọng!