Hỏi:
“Tôi thi thoảng bị ợ chua, tiết nhiều nước bọt. Nhưng do công việc bận rộn nên không đi khám được. Vậy có cách nào để tôi biết mình bị trào ngược dạ dày hay không?” (anh Tuyên, Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn,
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày (gồm acid, pepsin, dịch mật và có thể cả thức ăn) thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản, họng, thanh quản.
Nếu bạn thấy xuất hiện một số triệu chứng sau, bạn có thể mắc bệnh trào ngược:
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược. Nhiều bệnh nhân có tần suất ợ lên tới 7-8 lần/giờ
- Đau thượng vị: Một số bệnh nhân đau tức vùng ngực, đau thường xuyên qua sau lưng và cánh tay nhưng đi khám chuyên khoa tim mạch không thấy dấu hiệu bất thường.
- Nóng rát cổ họng: là cảm giác có luồng hơi nóng đi lên cổ họng, gây cảm giác nóng rát khó chịu.
- Một số bệnh nhân bị nuốt nghẹn, khó nuốt thức ăn và ăn xong có cảm giác đờm đầy cổ.
- Rất nhiều bệnh nhân cảm thấy khó thở, đau tức ngực mỗi khi ăn no hay nằm xuống. Đặc biệt vào ban đêm, bệnh nhân sẽ có cảm giác có gì đó ngợp lên cổ, không ngủ được.
- Đắng miệng, buồn nôn, thậm chí nôn ngay sau khi ăn vì cảm giác có thức ăn mắc ở vùng họng.
- Một vài bệnh nhân ho nhiều về đêm và rạng sáng, ho nhiều khi nằm, uống thuốc mãi không khỏi.
- Hắng họng thường xuyên như có gì vướng ở cổ nhưng khạc không ra được. Đôi khi bệnh nhân bị khàn tiếng, mất tiếng không rõ nguyên nhân.
- Nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm họng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần mặc dù đã đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng nhưng không tìm thấy nguyên nhân.
- Bệnh nhân tiết nhiều nước bọt cho dù không có cảm giác thèm ăn.
Trên đây là 10 triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết mình có mắc bệnh trào ngược dạ dày hay không.
Ngoài ra, bạn nên tới khám tại chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể tình trạng sức khỏe của mình.
Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng gọi tới Hotline: 1800 0097 (miễn phí) để được dược sĩ tư vấn hiệu quả.
Trân trọng!