Nghẹn cơm, nghẹn cháo và nghẹn cả khi… uống nước. Câu chuyện tưởng như đùa, hoàn toàn vô lý nhưng lại quá quen thuộc với người bệnh trào ngược. Dường như trào ngược dạ dày đang “thắt chặt” thực quản của họ lại, khiến việc ăn uống, trò chuyện đến cả việc thở đều trở nên khó khăn.
Khó nuốt, nghẹn khi ăn uống – Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày
Hiếm có bệnh lý đường tiêu hóa nào lại phổ biến và khó chữa dứt điểm như trào ngược dạ dày. Hơn 7 triệu người Việt mắc bệnh nhưng ít ai chữa khỏi hoàn toàn. Đa số họ đều chấp nhận “sống chung” với bệnh, thậm chí có người đã chịu đựng hàng chục năm.
Triệu chứng của trào ngược khá đa dạng và diễn biến âm thầm bao gồm: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, tiết nhiều nước bọt, đắng miệng, nóng rát cổ họng, khó nuốt, nuốt nghẹn, viêm họng, khản tiếng, đau thượng vị, khó thở, buồn nôn, ho khi nằm… Trong đó, tình trạng khó nuốt, vướng nghẹn cổ họng khi ăn uống chiếm tỷ lệ khá cao và dễ bị nhầm với bệnh về đường hô hấp.
Điển hình như trường hợp của anh Đỗ Hoàng Hải (35 tuổi, Hà Nội). Trong hơn 3 năm qua, anh lúc nào cũng cảm giác có nhiều đờm trong họng, khạc ra đờm trắng, luôn thấy vướng như “mắc xương cá ở cổ họng”. Từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ, anh luôn cảm thấy khó chịu ở họng, nuốt cái gì cũng không trôi, nuốt nước bọt cũng đau, ăn uống rất vất vả. Uống 1 ly nước cả ngày cũng không hết mà uống xong có khi lại bị nôn ra hết. Tình trạng này kéo dài mãi không dứt khiến anh ăn uống khó khăn, gầy và sút cân từng ngày.
Cứ nghĩ mình bị viêm họng mạn tính, anh Hải đã uống đủ loại thuốc nhưng tình trạng nuốt nghẹn chẳng đỡ mà còn tiến triển nặng hơn. Quá mệt mỏi, anh đã tới bệnh viện thăm khám và hoàn toàn bị “sốc” khi biết nguyên nhân khiến mình hay nghẹn, khó nuốt không liên quan gì tới cổ họng mà là do trào ngược dạ dày – Điều mà anh chưa bao giờ nghĩ tới!
Tại sao trào ngược gây nghẹn, khó nuốt, nuốt đau?
Khi trào ngược xảy ra, dịch dạ dày sẽ trào lên thực quản. Axit dạ dày (HCl) sẽ tiếp xúc với niêm mạc thực quản. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, lượng axit dạ dày trào ngược lên nhiều và mạnh. Khi đó, axit sẽ “ăn mòn”, gây kích ứng, làm tổn thương và sưng tấy niêm mạc thực quản. Đường kính ống thực quản sẽ bị hẹp dần, làm cản trở thức ăn đi qua.
Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy khó nuốt với thực phẩm rắn. Nhưng sau đó, ngay cả với thực phẩm mềm, đồ lỏng thậm chí là nuốt nước bọt, người bệnh cũng cảm thấy đau và khó thực hiện. Trong trường hợp nặng, người bệnh luôn cảm giác thức ăn đang bị kẹt ở thực quản và phải dùng sức nuốt xuống mới đẩy được thực phẩm qua.
Nghiêm trọng nhất là khi các vết loét ở niêm mạc thực quản dần lành lại, hình thành sẹo. Số lượng sẹo càng nhiều thì ống thực quản càng bị nhỏ dần. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư thực quản. Và nuốt nghẹn, khó nuốt được xem là triệu chứng dễ cảm nhận và hay gặp ở đa số bệnh nhân ung thư thực quản hiện nay.
Để cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, người bệnh trào ngược dạ dày nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần gồm các thảo dược như: Cam thảo, Hoài sơn, Hương phụ… Sản phẩm giúp hỗ trợ an tỳ vị, hỗ trợ giảm các triệu chứng: Trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, nóng rát cổ họng, đau vùng thượng vị, đầy trướng bụng. Đặc biệt, người bệnh cần tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất.