Ảnh hưởng rõ nhất của bệnh trào ngược chính là những thay đổi mà người bệnh cảm nhận ngay tại thực quản. Nóng rát cổ họng, buồn nôn, đắng miệng – Đây là 3 triệu chứng điển hình mà hầu như bất kỳ người bị trào ngược nào cũng ít nhất 1 lần trải qua. Bạn có nằm trong số đó?
Trào ngược – “Thủ phạm” gây nóng rát cổ họng, buồn nôn, đắng miệng
Bạn cảm thấy cổ họng nóng rát như có lửa đốt dù vừa uống 1 cốc nước mát lạnh xong.
Chằng hề “có tin vui” vậy mà định kỳ mỗi sáng thức dậy, bạn luôn cảm giác buồn nôn và nôn ọe mãi không thôi.
Ăn liên tiếp 2-3 cái kẹo ngọt nhưng bạn vẫn thấy đắng ngắt ở cổ họng…
Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng như trên?
Nếu có đủ combo 3 trong 1 này thì khả năng cao là bạn đã bị trào ngược dạ dày.
Khi trào ngược xảy ra, dịch dạ dày sẽ bị trào ngược lên vùng thực quản, họng, thanh quản… Dịch dạ dày sẽ bao gồm một loại axit rất mạnh là axit hydrochloric (axit HCl), Pepsin, dịch mật và có thể cả thức ăn.
Nếu trào ngược diễn ra thường xuyên, axit trong dạ dày sẽ kích thích niêm mạc thực quản, gây tổn thương và tạo cảm giác nóng rát ở vùng họng. Đồng thời, sự trào ngược của axit cũng tác động đến họng và miệng, gây cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, cảm giác này sẽ tăng lên khi bạn nằm ngủ ban đêm và lúc mới thức giấc buổi sáng.
Ngoài vị chua do axit dạ dày trào lên thì người bệnh có thể cảm thấy đắng miệng. Nguyên nhân là bởi dịch mật xuất hiện trong khoang miệng. Đây là một loại dịch được sản xuất tại gan, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và hấp thu các vitamin tan trong dầu.
Chỉ với 3 triệu chứng trên thì chưa đủ để kết luận bạn bị trào ngược. Bạn cần chú ý xem mình có kèm theo các triệu chứng điển hình khác của bệnh như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, tiết nhiều nước bọt, khó nuốt, nuốt vướng, ho khi nằm, đau thượng vị… Và bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để có kết luận chính xác.
Trào ngược dạ dày không phải là bệnh nan y nhưng quá trình điều trị thường dai dẳng và dễ để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi dịch dạ dày “tự do đi lại” trong thực quản và các cơ quan khác, nó sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm đường hô hấp, viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản… Lúc này, việc điều trị càng gặp nhiều khó khăn hơn và sức khỏe của người bệnh bị giảm sút trầm trọng.
Đối với trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Chính chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp các triệu chứng giảm dần và hạn chế bệnh tái phát:
– Nên lựa chọn những thực phẩm có khả năng trung hòa acid như bánh mì, bột yến mạch, đỗ đậu, thịt lợn nạc, thịt ngan,…
– Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết acid như hoa quả chua (chanh, cam, dứa…), nước có ga, thức ăn cay nóng, socola…
– Không nên ăn quá no hoặc ăn quá khuya, nên dừng ăn khoảng 3-4 tiếng trước khi đi ngủ.
– Không nằm ngay sau khi ăn
– Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá
– Không nên mặc quần áo quá chật
– Khi ngủ cần nằm cao đầu khoảng 15cm so với chân
– Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì…
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Cần thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh và ngăn chặn tái phát hiệu quả.