Skip to content

TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN

Ít người biết đến và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh đường hô hấp là thể trào ngược họng – thanh quản, hay còn gọi là trào ngược ngoài thực quản. Vậy trào ngược họng – thanh quản là gì? Biến chứng có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị khỏi trào ngược họng – thanh quản?

TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN LÀ GÌ?

Trào ngược họng – thanh quản (tên tiếng anh: Laryngopharyngeal Reflux – LPR) là tình trạng dịch vị dạ dày gồm acid HCl và pepsin trào ngược lên thực quản, đi vào vùng hầu họng, thanh quản, thậm chí là đường hô hấp. Từ đó, gây kích ứng niêm mạc và gây viêm ở vùng họng và thanh quản.

TẠI SAO SẢY RA TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN?

Thực tế đường hô hấp và đường tiêu hóa không phải hoàn toàn tách biệt mà có một nút giao giữa chúng. Tại đây có một “chốt kiểm soát” là cơ vòng thực quản trên chỉ cho thức ăn đi theo một chiều từ trên xuống dưới. Trong trường hợp cơ vòng thực quản trên suy yếu, acid từ dạ dày trào lên thực quản có thể qua “ngã tư” này tiếp xúc với thanh quản, họng và đường hô hấp trên.

Bên cạnh suy yếu, hiện tượng cơ vòng thực quản trên chưa phát triển đầy đủ cũng có thể dẫn đến trào ngược họng thanh quản ở trẻ em.

TRIỆU CHỨNG DỄ NHẦM LẪN CỦA TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN

Các triệu chứng bệnh thường thầm lặng. Theo thống kê, có đến 40 – 73% người bệnh không hề có biểu hiện trào ngược. Các dấu hiệu điển hình của trào ngược – họng thanh quản dưới đây lại dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp:

  • Đau họng, ho kéo dài, vướng họng: đây là cảm giác nhiều người gặp nhất. Bệnh nhân thường mô tả như cảm giác khó chịu giống mắc đàm, dị vật, … trong họng. Thực chất đây là do acid liên tục tác động vào vùng họng, thanh quản gây viêm, phù nề, vướng khi nuốt. Khi đó cơ thể phản ứng lại bằng các đáp ứng ho để đẩy dịch vị ra.
  • Khó phát âm, khàn tiếng: là tình trạng âm sắc giọng nói bị thay đổi. Nguyên nhân xuất phát từ acid tiếp xúc với thanh quản gây phù nề thanh quản. Đây cũng có thể là hậu quả của triệu chứng ho, hắng giọng lâu ngày.
  • Hẹp thanh quản, nuốt khó: phù nề vùng hầu họng làm người bệnh không chỉ có cảm giác vướng mà việc nuốt cũng khó khăn.

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu trên và có nghi ngờ, hãy cùng làm bảng câu hỏi chuẩn dưới đây để kiểm tra xem liệu bạn có mắc trào ngược họng – thanh quản hay không nhé.

Trong tháng vừa qua, triệu chứng nào sau đây có ảnh hưởng

0 = 0 triệu chứng

5 = triệu chứng nặng

1. Khàn giọng hoặc thay đổi giọng012345
2. Tằng hắng012345
3. Dịch nhày quá nhiều ở họng hoặc thành sau họng012345
4. Khó nuốt012345
5. Ho sau ăn hoặc sau khi nằm012345
6. Khó thở hoặc các cơn ngạt thở012345
7. Cơn ho rũ rượi012345
8. Cảm giác vướng họng, lợm giọng012345
9. Nóng rát trước ngực, đau trước ngực012345
Tổng điểm:

Nếu tổng điểm thu được trên 13, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để chẩn đoán chính xác hơn nhé.

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN

Khi bệnh xảy ra trong thời gian dài mà không được can điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm thanh quản mãn tính
  • Rối loạn hô hấp như ho kéo dài, hen suyễn
  • Viêm phổi tái phát liên tục
  • Viêm xoang mạn tính

PHÂN BIỆT TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN

VÀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN

Khác nhau cơ bản nhất giữa hai thể bệnh là vị trí chủ yếu bị tổn thương, từ đó dẫn đến những khác nhau về triệu chứng, biến chứng

Trào ngược họng – thanh quản

Không có cảm giác nóng rát trước ngực

Trào ngược hay gặp ban ngày

Bắt buộc có các triệu chứng:

  • Khó nuốt vùng cổ
  • Triệu chứng hô hấp: đau họng, ho kéo dài, vướng họng
  • Khó phát âm, khàn tiếng

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng không phải triệu chứng điển hình

Biến chứng chủ yếu trên đường hô hấp

Trào ngược dạ dày – thực quản

Có cảm giác nóng rát trước ngực

Trào ngược hay gặp về đêm

Thường không có hoặc ít gặp các triệu chứng này:

  • Khó nuốt vùng cổ
  • Triệu chứng hô hấp: đau họng, ho kéo dài, vướng họng
  • Khó phát âm, khàn tiếng

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng là triệu chứng điển hình

Biến chứng chủ yếu trên đường tiêu hóa

CÁCH ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC HỌNG – THANH QUẢN

Nguyên nhân khiến điều trị trào ngược họng – thanh quản trở nên khó khăn là việc sử dụng thuốc tây y đơn thuần chỉ làm giảm tiết acid, mà không thể tác động lên pepsin – một chất ăn mòn vô cùng nguy hiểm khác. Do đó, việc quản lý căn bệnh này cần có sự kết hợp cả việc điều chỉnh lối sống và dùng thuốc.

Điều chỉnh lối sống

Các biện pháp điều chỉnh tương tự như điều trị trào ngược dạ dày – thực quản. Người bệnh nên tránh tình trạng béo phì, từ bỏ việc hút thuốc, uống rượu. Ngoài ra, cần tránh ăn các thực phẩm dễ gây trào ngược như: đồ ăn chiên rán, sản phẩm cay, chua, sô cô la, bạc hà, …

Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn trước khi đi ngủ từ 3 – 4 giờ, nâng đầu giường khi ngủ để tránh trào ngược.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc hay sử dụng làm giảm triệu chứng trào ngược họng – thanh quản như:

– Thuốc giảm tiết acid dạ dày: PPI (ức chế bơm proton) hoặc các thuốc kháng H2

– Thuốc tạo lớp bao bảo vệ niêm mạc: sucralfate,…

– Thuốc trung hòa acid tạo ra: calci carbonat, aluminium hydroxide,…

Phẫu thuật

Mặc dù tỉ lệ cải thiện trào ngược dạ dày thực quản lên đến 90%, giảm triệu chứng lâm sàng cả trào ngược họng – thanh quản 73 – 86%, phẫu thuật chỉ nên sử dụng khi việc điều trị hoàn toàn thất bại. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là thắt đáy dạ dày theo phương pháp Nissen.

STOMACH REFLUX – GIẢI PHÁP VÀNG CHO BỆNH TRÀO NGƯỢC

Không xâm lấn như phẫu thuật, an toàn hơn thuốc tây y nhưng vẫn đem lại hiệu quả tốt, đông y đang là giải pháp mà nhiều người tìm kiếm.

Stomach Reflux dựa trên bài thuốc cồ phương Bình Can – An Vị, được phát triển suốt hơn 50 năm qua với tôn chỉ phải tác động chính xác vào nguyên nhân gây bệnh. Sản phẩm không chỉ kiện tỳ, tăng cường chức năng tiêu hóa, giáng khí giảm ợ chua mà còn làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, phục hồi chức năng gan.

Nhờ cơ chế toàn diện trên, Stomach Reflux là sản phẩm duy nhất trên thị trường giải quyết hiệu quả cả 3 thể: trào ngược dạ dày – thực quản, trào ngược họng – thanh quản và trào ngược kích ứng, đem lại cách tiếp cận mới cho người dùng.