Theo số liệu thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Tùy vào đặc điểm triệu chứng và thời gian mắc mà người ta có thể phân ra thành 3 thể bệnh:
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Trào ngược họng – thanh quản
- Trào ngược kích ứng
Trong đó, trào ngược dạ dày – thực quản là thể phổ biến nhất.
TẠI SAO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN LẠI PHỔ BIẾN NHẤT?
Khi tiêu hóa, thức ăn theo con đường một chiều từ miệng xuống thực quản rồi dạ dày, nhưng trào ngược lại theo con đường ngược lại. Do đó, thực quản là bộ phận đầu tiên dịch dạ dày (gồm acid HCl, pepsin, dịch mật và có thể cả thức ăn) tiếp xúc.
NGUYÊN NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN
Tại con đường tiêu hóa một chiều trên có một “chốt chặn” ngăn cách giữa dạ dày và thực quản là cơ thắt thực quản dưới. Nó có vai trò như vách ngăn linh động, chỉ mở ra khi thức ăn từ thực quản xuống dạ dày và lập tức đóng lại nhằm ngăn các chất chứa trong dạ dày trào lên khi co bóp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản nhưng nhìn chung có thể phân ra thành 2 nhóm chính: tác động lên cơ thắt thực quản dưới và tác động lên dạ dày.
Cơ thắt thực quản bị suy giảm chức năng
Đây là bất thường làm cơ thắt thực quản bị giãn quá mức hoặc không đóng được. Tình trạng này có thể do dị tật bẩm sinh hoặc dùng một số thuốc gây suy giảm trương lực cơ vòng thực quản như:
- Thuốc giãn phế quản dùng trong điều trị hen suyễn.
- Thuốc chẹn beta dùng trong điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tim.
- Thuốc ức chế kênh calci điều trị tăng huyết áp.
- Thuốc kích hoạt dopamin điều trị Parkinson.
- Thuốc progestin để điều trị rong kinh hoặc tránh thai.
Áp lực trong khoang dạ dày lớn
Tăng áp lực dạ dày là nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược dạ dày – thực quản. Có 4 yếu tố chính dẫn đến tình trạng này:
Stress, mất ngủ
Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ kích thích tiết ra các chất hóa học làm tăng nhịp thở, tim đập nhanh hơn, huy động năng lượng để cơ thể tỉnh táo. Bên cạnh đó, các chất hóa học này cũng làm dạ dày co bóp mạnh hơn, tiết ra nhiều acid và pepsin hơn do vậy dịch tiêu hóa dễ bị đẩy lên thực quản hơn.
Bệnh lý dạ dày
Các bệnh như viêm loét dạ dày, nhiễm HP, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, … gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, thức ăn dồn ứ trong dạ dày, hậu quả là tăng áp lực dạ dày.
Chế độ ăn uống
Kể cả khi dạ dày khỏe mạnh, việc ăn uống không hợp lý cũng có thể khiến cơ thể gặp tình trạng trào ngược:
- Ăn nhiều các thức ăn khó tiêu: đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, cay nóng, …
- Ăn quá nhanh, quá no. Đặc biệt ăn gần giờ đi ngủ, trạng thái nằm càng làm tăng nguy cơ trào ngược.
- Sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, đồ uống có ga, …
Tình trạng cơ thể
Thừa cân, béo phì hoặc mang thai làm tăng áp lực trong khoang bụng, trong đó có dạ dày. Vì vậy những đối tượng béo phì hay phụ nữ có thai hay gặp trào ngược.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN
Với nhiệm vụ nhào trộn và tiêu hóa thức ăn, môi trường trong dạ dày cũng vì thế mà vô cùng khắc nghiệt với nồng độ acid HCl và pepsin ở mức cao. Khi trào ngược, dịch tiêu hóa tiếp xúc với lớp niêm mạc ngoài dạ dày gây tổn thương, phù nề, kích thích đầu mút dây thần kinh tạo cảm giác nóng rát. Kết quả biểu hiện ra bên ngoài thành các triệu chứng điển hình sau
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: ợ ngay cả khi đói, khi không sử dụng các đồ uống có ga, … Ợ thành từng đợt liên tục, tần suất có thể lên đến 7 – 8 lần/giờ.
- Đau tức vùng ngực: cảm giác nóng rát, xuyên qua lưng, lan ra cánh tay. Khi thăm khám loại trừ nguyên nhân do tim mạch, người bệnh cần kiểm tra về tình trạng trào ngược dạ dày.
- Nuốt nghẹn: cảm giác vướng ở họng như có dị vật.
- Buồn nôn, đắng miệng: buồn nôn, nặng hơn có thể nôn ra dịch tiêu hóa và thức ăn. Cảm giác đắng miệng do dịch tiêu hóa kéo theo cả dịch mật trào ngược.
- Viêm họng mãn: viêm họng không rõ nguyên nhân, điều trị lâu ngày không khỏi.
- Tiết nhiều nước bọt: nước bọt tiết ra liên tục mặc dù không thèm ăn. Đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để nước bọt trung hòa acid dịch vị trào ngược.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm loét thực quản: acid mài mòn niêm mạc thực quản hình thành vết loét, chảy máu, đau, khó nuốt.
- Chít hẹp thực quản: xảy ra sau khi các tổn thương viêm lành, để lại sẹo, phù nề gây chít hẹp thực quản, khó nuốt. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh nôn ói, chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng.
- Barret thực quản: đặc trưng bởi hình ảnh trên nội soi khi các tế bào niêm mạc thực quản bị biến đổi giống các tế bào dạ dày để thích ứng với việc thường xuyên tiếp xúc acid. Barret là tình trạng nghiêm trọng, có nguy cơ chuyển thành loạn sản tế bào, tiền ung thư. Do đó, người bệnh nên tái khám 1 – 2 lần/ năm để kiểm soát tốt tình hình.
- Ung thư thực quản: đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Ung thư thực quản gây chảy máu thực quản, đau đớn, sút cân, sạm da. Bệnh thường được chẩn đoán muộn nên thường diễn biến nhanh, tỉ lệ sống sót thêm 3 năm chỉ dưới 5%.
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN CÓ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
Với những biến chứng nguy hiểm như trên, người bệnh cần nhận biết càng sớm các dấu hiệu của trào ngược dạ dày – thực quản để điều trị. Bệnh hoàn toàn có thể khỏi nếu mỗi người tuân thủ lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc phù hợp.
Điều chỉnh lối sống
Đây là biện pháp “miễn phí” cũng như hiệu quả để phòng tránh trào ngược dạ dày – thực quản. Người bệnh cần tránh ăn các món chiên rán, uống bia, rượu, các loại nước ngọt có ga. Bên cạnh đó, không nên ăn quá no, có thể chia thành các bữa nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày cũng như đảm bảo dinh dưỡng. Sau khi ăn xong, tốt nhất chỉ đi ngủ sau đó từ 3 – 4 tiếng.
Một điều quan trọng nữa là trạng thái tâm lý. Nó như vòng tròn khó thoát vì căng thẳng góp phần trào ngược, trào ngược khi trở nặng lại càng làm người bệnh căng thẳng thêm, dẫn đến trào ngược lại nặng thêm. Do đó, người bệnh cần suy nghĩ tích cực, tránh các stress không đáng có.
Sử dụng các mẹo dân gian
Mẹo dân gian cũng được nhiều người để ý bởi hiệu quả truyền tai như sử dụng: mật ong, nghệ, trà gừng, … Tuy nhiên thời gian biện pháp này phát huy tác dụng thường dài. Người bệnh cần kiên trì và lắng nghe cơ thể để biết mức độ đáp ứng với phương pháp.
Sử dụng thuốc
Người bệnh thường tìm đến thuốc khi các triệu chứng trở nặng, ảnh hưởng lớn dến cuộc sống hàng ngày.
Người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm các loại thuốc tây y tại nhà thuốc để dập tắt nhanh triệu chứng. Tuy nhiên các loại thuốc trung hòa acid hay tạo màng bao bảo vệ này không thể điều trị tận gốc căn bệnh, người bệnh cũng cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn do lạm dụng thuốc.
STOMACH REFLUX – GIẢI PHÁP VÀNG CHO BỆNH TRÀO NGƯỢC
Stomach Reflux dựa trên bài thuốc cổ phương Bình can – An vị đã nghiên cứu và thực nghiệm thành công trong hơn 50 năm, thành phần gồm 9 loại thảo dược an toàn được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
Với cơ chế toàn diện nhất phân khúc trào ngược: không chỉ loại bỏ căn nguyên gây bệnh mà còn phục hồi các tổn thương trong dạ dày, điều hòa chức năng can (gan) để can – vị hòa hợp, từ đó dứt điểm cả 3 thể trào ngược.