Skip to content

Cảm giác nghẹn, khó nuốt khi ăn cơm. Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

Hỏi:

“Cách đây vài tháng, em có cảm giác đau họng, khó nuốt khi ăn cơm nên đã đi nội soi tai mũi họng. Bác sĩ có kết luận viêm họng cấp và kê thuốc kháng sinh. Sau đó, em tiếp tục nội soi dạ dày, được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản kèm viêm dạ dày. Tuy đã uống thuốc nhưng không hết đau họng, đi khám lại bác sĩ kết luận viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có khó điều trị không? Cần uống thuốc Stomach Reflux trong mấy tháng là hết ạ? Em cảm ơn bác sĩ” – Thanh Hường, Đà Lạt

Trả lời:

viêm họng, nuốt nghẹn do trào ngược dạ dày thực quản

Chào bạn,

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, acid trào lên thực quản, gây tổn thương và làm thực quản bị phù nề. Điều này dẫn tới đường kính thực quản bị hẹp lại và biểu hiện là nghẹn, khó nuốt khi ăn cơm, thậm chí khi uống nước.

Khi xử trí bệnh viêm họng do trào ngược cần tìm đúng phương pháp để điều trị. Cách chữa cũng sẽ khác với các chứng viêm họng thường gặp do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
Trong cơ chế chữa trị bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày cần chú ý đến 2 vấn đề sau:

1. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày vì đây chính là căn nguyên trực tiếp gây viêm họng

Cần lựa chọn đúng phương pháp và loại thuốc phù hợp để điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày.
Theo y học cổ truyền, trào ngược dạ dày là do “can – vị bất hòa” tức là chức năng gan và dạ dày không hòa hợp. Thế nhưng đa số các thuốc Tây y và Đông y hiện có trên thị trường đều chỉ có tác dụng phục hồi chức năng dạ dày.
–  Stomach Reflux được phát triển từ bài thuốc cổ phương “Bình can – An vị”, vừa bồi bổ gan, vừa kiện tỳ vị. Bài thuốc tác động vào đúng cơ chế, loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh trào ngược, đem lại hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát.
– Thời gian sử dụng sản phẩm là từ 1-3 tháng tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
Bên cạnh đó người bệnh cần nghiêm ngặt chú ý đến các chế độ sinh hoạt trong cuộc sống vì đây là điều kiện tiên quyết giúp hiện tượng trào ngược dạ dày thuyên giảm:
  •  Chế độ ăn uống: đúng giờ giấc, có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản. Tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo, quá chua, đồ uống có ga…
  • Đi ngủ đúng giờ, để giảm thiểu tình trạng trào ngược nên kê cao đầu khi ngủ (khoảng 15 – 20 cm)
  • Giữ tinh thần thư giãn, tập thể dục nâng cao sức khoẻ.

2. Chủ động xử trí bệnh viêm họng tại chỗ

Song song cùng với chữa bệnh trào ngược, người bệnh cần uống thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh viêm họng gây ra. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng:
  •  Thuốc giảm ho: với những trường hợp ho nhiều, bác sĩ có thể chỉ định một số viên ngậm thảo dược hoặc thuốc dùng trị ho như: Codein, Alimemaxin, Dextromethorphan…
  •  Thuốc làm loãng đờm: bromhexin, acetylcistein…
  •  Thuốc chống viêm: alphachymotrypsin, lysozym…
  •  Thuốc chống dị ứng: các thuốc kháng histamin như cetirizine, clorapheniramine…

Chúc bạn sớm khỏe!

Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng gọi tới Hotline: 1800 0097 (miễn phí) để được dược sĩ tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.