Hỏi:
“Cách đây vài tháng, em có cảm giác đau họng, khó nuốt khi ăn cơm nên đã đi nội soi tai mũi họng. Bác sĩ có kết luận viêm họng cấp và kê thuốc kháng sinh. Sau đó, em tiếp tục nội soi dạ dày, được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản kèm viêm dạ dày. Tuy đã uống thuốc nhưng không hết đau họng, đi khám lại bác sĩ kết luận viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có khó điều trị không? Cần uống thuốc Stomach Reflux trong mấy tháng là hết ạ? Em cảm ơn bác sĩ” – Thanh Hường, Đà Lạt
Trả lời:
Chào bạn,
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, acid trào lên thực quản, gây tổn thương và làm thực quản bị phù nề. Điều này dẫn tới đường kính thực quản bị hẹp lại và biểu hiện là nghẹn, khó nuốt khi ăn cơm, thậm chí khi uống nước.
1. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày vì đây chính là căn nguyên trực tiếp gây viêm họng
- Chế độ ăn uống: đúng giờ giấc, có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản. Tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo, quá chua, đồ uống có ga…
- Đi ngủ đúng giờ, để giảm thiểu tình trạng trào ngược nên kê cao đầu khi ngủ (khoảng 15 – 20 cm)
- Giữ tinh thần thư giãn, tập thể dục nâng cao sức khoẻ.
2. Chủ động xử trí bệnh viêm họng tại chỗ
- Thuốc giảm ho: với những trường hợp ho nhiều, bác sĩ có thể chỉ định một số viên ngậm thảo dược hoặc thuốc dùng trị ho như: Codein, Alimemaxin, Dextromethorphan…
- Thuốc làm loãng đờm: bromhexin, acetylcistein…
- Thuốc chống viêm: alphachymotrypsin, lysozym…
- Thuốc chống dị ứng: các thuốc kháng histamin như cetirizine, clorapheniramine…
Chúc bạn sớm khỏe!
Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng gọi tới Hotline: 1800 0097 (miễn phí) để được dược sĩ tư vấn tốt nhất.
Trân trọng!
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.