Skip to content

Không thể “tạm biệt” trào ngược dạ dày nếu bạn chưa hiểu rõ 3 điều này!

Cứ thấy ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, đau tức vùng ngực… là bạn sẽ nghĩ ngay tới trào ngược dạ dày. Điều này là đúng! Nhưng nguyên nhân và cách để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày thì không phải ai cũng biết.

Trào ngược dạ dày và 3 điều cơ bản bạn cần nắm rõ nếu muốn chiến thắng bệnh

Trào ngược dạ dày (hay theo Đông Y là chứng “Can Vị bất hòa”) xảy ra khi dịch dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản, họng, thanh quản. Bệnh tiến triển âm thầm, dai dẳng và trở thành một trong những bệnh lý khó chữa khỏi nhất hiện nay.

1. Thủ phạm” gây bệnh trào ngược dạ dày

Có rất nhiều yếu tố gây trào ngược, nhưng được chia thành 3 nguyên nhân chính:

  • Suy giảm chức năng cơ vòng thực quản và thoát vị hoành: Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc rối loạn nhu động thực quản, dùng thuốc (thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α, kháng tiết choline, theophylline…).
  • Áp lực dạ dày tăng lên: Xảy ra khi thực phẩm bị ứ đọng tại dạ dày do một số bệnh lý như viêm dạ dày, hẹp môn vị, tiêu hóa kém…
  • Stress và lối sống không khoa học: Stress, thói quen ăn uống không khoa học (ăn quá no, ăn đêm…); uống rượu bia, hút thuốc lá, vận động ngay sau khi ăn; béo phì… là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trào ngược.

Còn theo Đông Y, trào ngược hay chứng Can Vị bất hòa có căn nguyên từ chức năng gan và dạ dày không hòa hợp, gây mất cân bằng, Can uất – Vị yếu. Đây chính là vấn đề cốt lõi mà người bệnh cần giải quyết nếu không muốn sống dai dẳng với chứng trào ngược này.

2. Triệu chứng trào ngược dạ dày và những hậu quả khiến bạn “lạnh gáy”

Các triệu chứng trào ngược rất đa dạng theo những cấp độ khác nhau nhưng có 1 điểm chung là dù triệu chứng nặng hay nhẹ, đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và đặc biệt là sức khỏe người bệnh. Những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược gồm:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Tiết nhiều nước bọt, khó nuốt, nuốt nghẹn
  • Ho (đặc biệt là ho khi nằm)
  • Viêm họng, nóng rát cổ họng, khản tiếng
  • Đau tức vùng ngực, đau thượng vị
  • Khó thở, buồn nôn, đắng miệng…

Việc điều trị bệnh không kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng mà ít ai ngờ tới. Hai cơ quan trực tiếp gánh chịu hậu quả của trào ngược là hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Chỉ cần một lượng nhỏ dịch axit trào lên đường hô hấp cũng có thể gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa… Nặng hơn, người bệnh có thể bị viêm phổi, xơ phổi…

Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm loét, chảy máu thực quản; hẹp thực quản; xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản, barrett thực quản. Hậu quả nặng nề hơn cả là ung thư thực quản khiến ai cũng lo sợ. Thống kê cho thấy, cứ 10-20 người bị barrett thực quản thì có 1 người bị ung thư thực quản sau 10-20 năm.

3. Làm thế nào cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, ngăn chặn tái phát?

Đối với trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Chính chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp các triệu chứng giảm dần và hạn chế bệnh tái phát:

– Nên lựa chọn những thực phẩm có khả năng trung hòa acid như bánh mì, bột yến mạch, đỗ đậu, thịt lợn nạc, thịt ngan,…
– Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết acid như hoa quả chua (chanh, cam, dứa…), nước có ga, thức ăn cay nóng, socola…
– Không nên ăn quá no hoặc ăn quá khuya, nên dừng ăn khoảng 3-4 tiếng trước khi đi ngủ.
– Không nằm ngay sau khi ăn
– Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá
– Không nên mặc quần áo quá chật
– Khi ngủ cần nằm cao đầu khoảng 15cm so với chân
– Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì…

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Cần thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh và ngăn chặn tái phát hiệu quả.