Skip to content

Ho mãi không giảm, chẳng cần lý do – Bạn hãy nghĩ ngay tới trào ngược!

Ho húng hắng vài tiếng, ho để hắng giọng, ho kéo dài từ ngày này sang tháng khác, thậm chí là cả năm mà không rõ nguyên nhân. Tất cả bắt đầu từ cảm giác ngứa ở cổ họng và chỉ muốn ho làm sao để bớt khó chịu. Nếu gặp phải tình trạng trên thì cần cẩn trọng bởi có thể bạn đã bị trào ngược dạ dày rất lâu rồi!

Ho kéo dài do trào ngược – Điều hiển nhiên nhưng ít ai chú ý

Là dược sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn cho người bệnh, chị Lê Hải Yến (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Rất nhiều bệnh nhân đã tìm đến nhà thuốc của tôi vì bị ho kéo dài, mãi không khỏi và muốn mua kháng sinh để cắt cơn ho. Tuy nhiên, khi tư vấn thì tôi mới nhận ra nguyên nhân khiến họ bị ho là do trào ngược dạ dày. Đa số người bệnh không hề nghĩ tới nguyên nhân này nên chữa trị chưa đúng cách và không mang lại hiệu quả như mong muốn”.

Thực tế này cũng được ghi nhận khi nhiều trường hợp bị ho mạn tính (từ 8 tuần trở lên) đến thăm khám tại cơ sở y tế và được kết luận do bệnh trào ngược. Theo thống kê, khoảng hơn 25% trường hợp ho mạn tính có nguyên nhân do trào ngược dạ dày – thực quản, tức là cứ 4 người ho mạn tính thì 1 trường hợp do trào ngược. Tỷ lệ này ngày càng tăng và có thể lên đến 40%.

Điều đáng lưu ý là triệu chứng ho đến với người bị trào ngược một cách “tự nhiên như hơi thở”. Họ ho chỉ vì cảm thấy ngứa, vướng mắc ở cổ. Tiếng ho được phát ra vào bất kỳ lúc nào, ho để hắng giọng, ho khan, ho không có đờm, không chảy nước mũi. Khi chụp X-quang ở ngực thì không thấy tổn thương nào ở cơ quan hô hấp. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể ho thành từng cơn, gây đau rát cổ họng. Nếu bị viêm nhiễm ở đường hô hấp thì người bệnh sẽ ho có đờm trắng. Ho có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến hơn cả là lúc nằm ngủ vào ban đêm hoặc sáng sớm khi thức dậy.

Trào ngược dạ dày gây ho – Tại sao?

Khi biết nguyên nhân gây ho là do trào ngược dạ dày, không ít người bất ngờ. Lý giải về điều này, các chuyên gia đưa ra 2 cơ chế để giải thích:

– Cơ chế thứ 1: Khi trào ngược từ dạ dày lên thực quản, axit có thể tràn sang phổi. Lúc này, cơ chế phản xạ nằm ở đường hô hấp dưới được kích thích và gây ho để ngăn axit dạ dày đi vào phổi.

– Cơ chế thứ 2: Dịch trào ngược từ dạ dày lên thực quản và ra khỏi thực quản. Những giọt nhỏ axit dạ dày trào ngược tới cổ họng, gây ho. Đây là trường hợp trào ngược thanh quản.

Bên cạnh tình trạng ho kéo dài, người bệnh trào ngược còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác có luồng hơi nóng và rát giữa lồng ngực

– Tiết nhiều nước bọt, hôi miệng, đắng miệng

– Đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu

– Buồn nôn, nôn (đặc biệt là vào lúc chưa ăn sáng)

– Đau tức ngực, đau thượng vị

– Đau rát cổ họng, viêm họng, khản tiếng

– Ăn không ngon miệng

– Khó thở, mệt mỏi…

Những cơn ho do trào ngược khiến bạn khó chịu, ngại giao tiếp… Nhưng đó chưa phải là tất cả! Hậu quả do trào ngược còn nghiêm trọng hơn khi bệnh kéo dài, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về sức khỏe như: viêm đường hô hấp (viêm họng hạt, viêm thanh quản, viêm phổi…); hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản… Bởi vậy, khi bị ho trên 8 tuần kèm theo một vài triệu chứng trên thì cần cẩn trọng vì có thể trào ngược dạ dày đã ở bên bạn rất lâu rồi!

Ngay khi phát hiện ra nguyên nhân ho kéo dài là do trào ngược, bạn cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên môn để sớm có phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để đạt hiệu quả tối ưu.